10+ Những Điều Kiêng Kỵ Trong Đám Cưới Cần Tránh

Ông bà ta thường nói: “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” là ba việc lớn của đời người. Đặc biệt, với người Việt, hôn nhân không chỉ là chuyện riêng của hai cá nhân mà còn là sự kiện trọng đại của hai gia đình, gắn kết hai dòng họ. Chính vì lẽ đó, phong tục cưới hỏi của chúng ta từ xa xưa đến nay vốn đã vô cùng phong phú, và kéo theo đó là những điều cần phải kiêng kỵ trong đám cưới để lễ cưới diễn ra suôn sẻ, mang lại may mắn và hạnh phúc bền lâu cho đôi uyên ương.

Dù xã hội hiện đại đã có nhiều thay đổi, nhưng việc hiểu và tôn trọng những quan niệm truyền thống này vẫn là một nét đẹp văn hóa, thể hiện sự chu đáo và mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho cô dâu chú rể. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà không chỉ các cặp đôi sắp cưới mà cả hai bên gia đình cần biết để tránh những điều không may trong ngày trọng đại của mình nhé!


1. Kiêng Kỵ Cưới Vào Ngày, Giờ, Tháng Xấu và Năm Phạm Kim Lâu

Từ xưa đến nay, người Việt luôn quan niệm rằng ngày cưới phải được chọn là ngày tốt, giờ tốt, đặc biệt là phải hợp tuổi với cô dâu, chú rể để sau này gặp nhiều may mắn, cuộc sống hôn nhân hạnh phúc viên mãn.

kiêng kỵ vào ngày cưới

Một trong những điều kiêng kỵ trong đám cưới quan trọng nhất là không cưới vào năm phạm Kim Lâu của cô dâu. Theo quan niệm dân gian, những năm mà cô dâu có số tuổi mụ (tuổi âm lịch) có số đuôi là 1, 3, 6, 8 được coi là phạm Kim Lâu. Kết hôn vào những năm này có thể gặp rủi ro trong quan hệ vợ chồng như hôn nhân tan vỡ, hiếm muộn con cái, hoặc khó khăn trong làm ăn, kinh doanh.

Việc chọn ngày giờ cưới không chỉ xem xét sự hòa hợp của cặp đôi mà còn cân nhắc đến tuổi tác của bố mẹ hai bên, đặc biệt là trong các nghi lễ quan trọng như Lễ Dạm Ngõ hay Lễ Ăn Hỏi, nhằm đảm bảo sự hòa hợp cho toàn thể gia đình.


2. Kiêng Kỵ Bàn Thờ Gia Tiên Sơ Sài Trong Ngày Cưới

Bàn thờ gia tiên là nơi con cháu thể hiện lòng thành kính với ông bà tổ tiên, cầu mong sự phù hộ độ trì. Do đó, một trong những điều kiêng kỵ trong đám cưới quan trọng là không để bàn thờ gia tiên quá sơ sài. Sự chuẩn bị chu đáo cho bàn thờ gia tiên thể hiện lòng biết ơn và sự tôn trọng đối với nguồn cội.

Trước giờ đón dâu, cả hai bên gia đình nhà trai và nhà gái đều phải chuẩn bị một mâm lễ cúng gia tiên. Mâm lễ tối thiểu bao gồm các vật phẩm như: gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã. Hôn lễ chính phải được cử hành trước bàn thờ tổ tiên và phải có đầy đủ hương – hoa – đăng – trà – quả – thực, để cô dâu chú rể nhận được ân phước, lời chúc tốt lành từ tổ tiên, mang lại may mắn và sự êm ấm cho cuộc sống vợ chồng.


3. Những Người Không Nên Tham Gia Đưa/Đón Dâu

Quan niệm của người xưa cho rằng những người có cuộc sống hôn nhân không suôn sẻ, không hạnh phúc, hoặc những gia đình đã kết hôn lâu năm nhưng không có con, hay những người đã mất vợ/chồng (góa bụa) thì không nên tham gia đoàn đưa/đón dâu. Bởi theo quan niệm, họ có thể mang đến những điều không may mắn, ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc của đôi uyên ương mới cưới.

kiêng kỵ trong ngày cưới

Đặc biệt, mẹ cô dâu sẽ không đưa con gái về nhà chồng vì sợ cô dâu bịn rịn, quyến luyến, đòi bỏ về nhà theo mẹ đẻ, tránh cảnh nước mắt biệt ly trong ngày cưới mang đến điềm không tốt. Bên cạnh đó, mẹ chú rể cũng không được phép đi đón con dâu hay đứng ở cửa nhà đợi con dâu để tránh những xung khắc giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này.


4. Kiêng Kỵ Tổ Chức Đám Cưới Khi Nhà Có Tang

Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, con cái phải để tang bố mẹ 3 năm, cháu để tang ông bà 1 năm. Vì vậy, trong thời gian chịu tang, những việc ăn uống vui chơi hay tổ chức đám cưới linh đình là cực kỳ kiêng kỵ trong đám cưới. Một phần là để thể hiện sự tôn kính với người đã khuất, một phần cũng tránh những việc không may mắn đến đôi uyên ương.

Tuy nhiên, với điều kiện thực tế hiện nay, việc chờ đợi mãn tang có thể làm lỡ duyên của các cặp đôi. Do đó, nhiều gia đình thường chọn hình thức tổ chức lễ cưới đơn giản, đủ các nghi thức cần thiết trước sự chứng kiến của người thân, bạn bè thân thiết, không quá rình rang, linh đình để phù hợp với hoàn cảnh nhưng vẫn đảm bảo sự tôn trọng truyền thống.


5. Kiêng Kỵ Cô Dâu Xuất Hiện Trước Khi Chú Rể Vào Đón

kiêng kị trong ngày cưới

Tục lệ này vẫn được duy trì từ xưa đến nay: vào ngày đón dâu, cô dâu phải ngồi trong phòng đóng kín cửa. Cô dâu tuyệt đối không được để họ hàng nhà trai thấy mặt trước khi chú rể vào tặng hoa cưới và dẫn cô dâu ra ngoài. Đây là một trong những điều kiêng kỵ trong đám cưới rất phổ biến.

Người xưa quan niệm rằng nếu cô dâu để lộ mặt hoặc ra chào hai họ trước khi chú rể đón sẽ bị "mất duyên". Trong cuộc sống sau này tại nhà chồng sẽ bị mất vị thế, không được nhà chồng coi trọng.


6. Kiêng Kỵ Cô Dâu Ngoái Lại Nhìn Nhà Mẹ Đẻ Sau Khi Rước Dâu

Khi chú rể đã hoàn thành mọi nghi lễ tại nhà gái và đến nghi thức đón dâu về nhà chồng, cô dâu cần phải đi thẳng về phía trước và tuyệt đối không được quay đầu nhìn bố, mẹ mình hay có thái độ quyến luyến, không muốn chia tay gia đình.

kiêng kỵ trong ngày cưới

Theo quan niệm người xưa, con dâu đã theo chồng mà còn vương vấn gia đình thì sau này khó mà lo được chu toàn cho bên gia đình chồng, hoặc thậm chí có thể bỏ chồng. Quan niệm này thể hiện ý nghĩa cô dâu đã chính thức là thành viên của nhà chồng và cần toàn tâm toàn ý xây dựng tổ ấm mới.


7. Kiêng Kỵ Cô Dâu Mang Bầu Không Đi Cửa Chính Vào Nhà Chồng

Theo tập tục người xưa, nếu cô dâu đang mang bầu khi về nhà chồng, sẽ không được danh chính ngôn thuận đi vào từ cửa chính mà phải đi vòng ra cửa sau để vào nhà. Trong trường hợp nhà trai không có cửa hậu, cô dâu sẽ bước qua một chiếc chậu bồ kết nướng than hồng. Điều đó với hàm ý xua đuổi điều xui rủi, những điều không may mắn.

Ngày nay, quan niệm này đã không còn là nỗi băn khoăn quá lớn của các gia đình, và việc cô dâu mang bầu trước khi cưới đã được chấp nhận cởi mở hơn. Thậm chí ở một số nơi, họ cho rằng "con cái là lộc trời cho" – đây là khởi đầu cho niềm vui, sự tài lộc, sung túc và viên mãn của đôi vợ chồng.


8. Kiêng Kỵ Quên Rải Kim, Tiền Lẻ, Gạo Muối và Trầu Cau Dọc Đường Rước Dâu

kiêng kị trong ngày cưới

Trên đường đón dâu về nhà chồng, khi đi qua các cây cầu, ngã ba, ngã tư, ngã năm, ngã bảy, cô dâu tuyệt đối không được quên việc phải vứt gạo muối, kim, tiền lẻ và cau trầu xuống đường. Nghi thức này được thực hiện với mong muốn đoạn đường hôn nhân sắp tới của đôi uyên ương sẽ luôn luôn suôn sẻ, giàu sang và hạnh phúc, cũng như giải trừ xui xẻo, tà khí.


9. Điều Kiêng Kỵ Trong Đám Cưới: Gây Ra Sự Đổ Vỡ

Trong ngày cưới, việc gây ra sự đổ vỡ, đặc biệt là gương, cốc, chén, đĩa cần được tránh một cách tuyệt đối. Đây là một trong những điều kiêng kỵ trong đám cưới cần tránh nhất, bởi sự đổ vỡ được coi là điềm báo xui xẻo cho cuộc sống hôn nhân sẽ không suôn sẻ, dễ chia ly, không êm đềm của đôi uyên ương. Ngoài ra, việc đổ vỡ cũng khó tránh khỏi những xước xát, đứt tay, gây lo lắng và làm mất đi sự trọn vẹn, vui vẻ của ngày trọng đại.


10. Kiêng Kỵ Những Người Có “Vía Nặng” Vào Phòng Tân Hôn

Phòng tân hôn được xem như là tổ ấm nhỏ, là không gian riêng tư giữ gìn hạnh phúc của các tân lang, tân nương. Chính vì lý do này nên người ta kiêng kỵ những người được cho là có “vía nặng” vào phòng tân hôn. Bao gồm: phụ nữ có thai, phụ nữ góa chồng, người có hôn nhân tan vỡ, hiếm muộn con cái, người có tang… để tránh những điều bất lợi, không may mắn ảnh hưởng đến đôi vợ chồng mới.


11. Kiêng Kỵ Đặt Gương Lớn Đối Chiếu Đầu Giường Hoặc Hai Bên Thành Giường

kiêng kị trong ngày cưới

Người xưa quan niệm tấm gương là cửa nối giữa âm và dương. Nếu gương lớn đặt ở vị trí đối chiếu với đầu giường hoặc hai bên thành giường sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của vợ chồng, dễ gây ra sự bất hòa, bất an. Ngoài ra, giường cưới cũng không được kê ở mé tây của phòng và không kê giường đối diện với cửa ra vào. Vị trí này có thể gây ra tâm lý bất an, đau đầu và ảnh hưởng đến tài lộc.


12. Kiêng Kỵ Những Vật Dụng Không Tốt Trong Phòng Tân Hôn

Theo quan niệm của người xưa, việc để những đồ vật như: đồ vật bị hỏng hóc, loại thực vật có gai (như xương rồng), búp bê trang trí, vật kỷ niệm của người yêu cũ, hình ảnh của người khác, những vật sắc nhọn, vũ khí, rượu vang... trong phòng tân hôn có thể làm ảnh hưởng đến hòa khí của hai vợ chồng. Về phong thủy, những điều kiêng kỵ trong đám cưới này tạo ra khí ẩm, năng lượng tiêu cực, không tốt cho một khởi đầu cuộc sống hôn nhân mới mẻ, hạnh phúc.


13. Kiêng Kỵ Làm Lễ Cưới Khi Chưa Tổ Chức Lễ Ăn Hỏi

Đây được xem là điều kiêng kỵ trong lễ cưới dành cho nhà gái. Thông thường, nhà trai sẽ ấn định ngày cưới dựa trên sự đồng thuận của nhà gái. Trong ngày ăn hỏi, hai bên gia đình sẽ ấn định một lần cuối về ngày cưới. Trước khi lễ ăn hỏi diễn ra, nhà trai có thể mời cưới họ hàng, bạn bè. Nhưng nhà gái chỉ được mời sau khi lễ ăn hỏi diễn ra. Vì quan niệm xưa cho rằng nếu nhà gái mời cưới trước đám hỏi được xem là “vô duyên”, “chưa ai hỏi mà đã cưới”.

kiêng kị trong ngày cưới

Tuy nhiên, hiện nay vì lý do tiết kiệm chi phí và thời gian, nhiều gia đình lựa chọn việc gộp đám hỏi và cưới chung ngày hoặc cách nhau không xa. Do đó, nhà gái có thể khó tránh khỏi việc mời cưới trước lễ ăn hỏi. Trong trường hợp này, sự thông cảm và thống nhất giữa hai bên gia đình là quan trọng nhất.


14. Kiêng Kỵ Dùng Giường Cũ Làm Giường Tân Hôn Và Để Người Khác Ngồi Lên Giường

Phòng tân hôn được xem là không gian riêng tư, linh thiêng của các cặp đôi trẻ sau khi cưới. Vậy nên việc lựa chọn, chuẩn bị phòng cưới là điều cần thiết, đặc biệt là đối với chiếc giường cưới, nó được ví như “trái tim” của căn phòng.

Giường tân hôn cần mua giường mới (không nên dùng giường cũ) để tránh những điều không may mắn hoặc năng lượng tiêu cực từ chủ cũ ảnh hưởng đến hạnh phúc sau này. Người trải chiếu hoa cũng phải nhờ người tốt vía (thường là một phụ nữ trung niên, có gia đình ấm êm hạnh phúc, có đủ con trai, con gái). Như thế thì mới mong sinh con khỏe mạnh, dễ nuôi, và cuộc sống hôn nhân viên mãn.

Một điều kiêng kỵ đặc biệt trong lễ cướikhông được cho người khác ngồi trên giường tân hôn trước khi cô dâu chú rể vào động phòng. Vì như thế được xem là lấy hết tài lộc, đem lại những điều không may mắn cho đôi uyên ương, ảnh hưởng đến sự khởi đầu của cuộc sống mới.


Kết Luận

Trên đây là những điều kiêng kỵ trong đám cưới mà chúng tôi tổng hợp từ các phong tục truyền thống của người Việt. Tất nhiên, còn tùy vào vùng miền và văn hóa các tỉnh thành khác nhau mà có những điều kiêng kỵ sẽ khác hoặc còn nhiều điều mà chúng ta chưa được biết đến. Dù vậy, ngày nay, dù chúng ta vẫn giữ phong tục cưới hỏi truyền thống nhưng nhiều điều kiêng kỵ như không ngoái lại nhìn nhà mẹ đẻ hay mẹ chồng không nên đứng đón... thì dần được nhìn nhận cởi mở hơn. Bởi ngày nay, người ta không xem việc đó là điềm xấu, mà là thể hiện sự yêu thương, gần gũi và sự linh hoạt để phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Quan trọng nhất vẫn là tình yêu chân thành, sự thấu hiểu và lòng tin tưởng lẫn nhau của cô dâu chú rể. Việc hiểu và tôn trọng những điều kiêng kỵ trong đám cưới là một cách để bày tỏ sự chu đáo, mong muốn điều tốt đẹp nhất, nhưng đừng để nó trở thành gánh nặng hay tạo áp lực không cần thiết cho ngày vui của bạn nhé!

Bạn có biết thêm những điều kiêng kỵ nào khác trong đám cưới không? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi nhé!